Tín ngưỡng Việt
Bàn thờ gia tiên cũng là nơi thờ các vị gia thần nên phải đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).
Bàn thờ gia tiên cũng là nơi thờ các vị gia thần nên phải đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).
Trong gia đình người Việt thường thờ ba bát nhang theo nghĩa:
- Bát hương chính giữa thờ ngũ tự gia thần: Thần Bếp, Thổ Công, Thánh Sư Tiên Sư, Môn Gia Hộ Úy, Nhân Súc Y Thần.
- Bát hương bên tả (bên tay phải của người đứng lễ) thờ: Đại nội gia tiên chư vị chân linh.
- Bát hương bên hữu (bên tay trái của người đứng lễ) thờ bà cô, ông mãnh (Chân linh những người chết trẻ của gia đình).
Bàn thờ và đồ tế khí thì cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà bày biện, sắp đặt sao cho thứ tự, nghiêm trang.
Gần đây xuất hiện một trào lưu bàn thờ thường chỉ có một bát nhang (bát nhang công đồng) thể hiện sự nhất tâm kính bái. Phía trong, chính giữa là khám thờ là bài vị vọng các chư đẳng tôn thần. Bài vị hai bên tả, hữu vọng đại nội tổ tiên, mãnh, cô chư chân linh theo nam tả, nữ hữu.
Việc bốc bát hương có thể mời thầy hoặc tự mình làm đều được. Điều cốt yếu là phải định tâm, thành kính. Nếu sống xa quê, có thể lập bàn thờ vọng. Khi lập bàn thờ vọng phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài nén hương đang cháy giở đến bàn thờ vọng. Bàn thờ vọng phải đặt hướng về quê.
Việc lập bàn thờ vong cho người mới mất sẽ được TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN giới thiệu trong mục tang lễ cho người khuất.
Lời bàn:
Tâm động, quỷ thần tri. Tất cả đều ở tâm, việc bài trí cần lưu ý ở chỗ giữ được lễ trước thần linh và cũng thuận theo lẽ trần sao, âm vậy.