Tín ngưỡng Việt
Cáo gia thần thường được thực hiện vào ngày trước ngày cúng. Lễ vật thường đơn sơ để báo cáo với gia thần nhưng cũng chính là để anh, em họp mặt chuẩn bị cho ngày cúng.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Duy ! Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ! Tuế thứ, …tỉnh, ...huyện, ... xã, …thôn …, Tín chủ con là …Y vu gia xứ (1), vị tiền.
Viết vì hữu: Kim nhân, Hiển: …(2) lai nhật huý lâm.
Cẩn dĩ: Hương đăng (hương đèn nến), quả phẩm (hoa quả), kim, tiền, phù, lang, thanh trước, trà tửu (chè rượu), …(3) đẳng vật chi nghi, cung trần bạc tế liệt vị tôn thần tọa tiền. Cảm kiền cáo vu:
Phục nguyện: Cao tằng tổ khảo …, Cao tằng tổ tỷ … (Theo thứ bậc từ cụ 5 đời trở xuống)
Phả cập liệt vị chư tiên linh Nguyễn (4) gia tiên tổ bá thúc, thệ huynh, cô di, tỷ muội, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh đồng lai hâm hưởng.
Kính dĩ: Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Bản viên Thổ Công, Tiên Thánh Tiên Sư, Môn Gia Hộ Úy, Nhân Súc Y Thần (5), Tiền chúa đất, Hậu chúa đất đồng lai giám cách, phục duy thượng hưởng tích chi hanh cát.
Cẩn cáo./.(vái xuống ba vái).
PHỤ CHÚ: Cáo gia thần thường được thực hiện vào ngày trước ngày cúng. Lễ vật thường đơn sơ để báo cáo với gia thần nhưng cũng chính là để anh, em họp mặt chuẩn bị cho ngày cúng.
(1) Thường dùng khi nơi cúng chính là đất tổ phụ trước nay. Nếu đã thay đổi chỗ ở khác thì dùng: kim cư ...
(2) Danh tụng (hiển khảo hoặc … ) của người được cúng trong ngày tới. Nếu cúng gia tiên vào các ngày tiết lệ thì dùng: Viết vì hữu: Nguyên đán xuân thủ; Thượng nguyên (hoặc nguyên tiêu) lệnh tiết; Thanh minh giai tiết, Trung nguyên lệnh tiết…,
(3) Có lễ vật gì thì xướng danh lễ vật ấy: trư nhục (thịt lợn), tư thành (xôi), hàn hâm (gà), tỉnh quả (bánh trái), kim, ngân, minh y (vàng,tiền, mã). Nếu làm thành mâm cỗ thì khấn chung là phẩm bàn cụ soạn
(4) Họ nhà nào thì khấn theo họ đó.
(5) Có thể khấn chung là: Kính cáo: Bản gia Ngũ tự gia thần, …