Tín ngưỡng Việt
Đức Chúa Trời bày tỏ cả lòng thương xót và ân điển nhưng chúng không giống nhau. Thương xót là giữ lại một hình phạt khi chúng ta đáng phải chịu; trong khi ân điển lại là ban phước cả khi chúng ta không xứng đáng.
Ân điển là một chủ đề được bàn luận liên tục trong Kinh Thánh và nó lên đến đỉnh điểm trong Tân Ước với sự xuất hiện của Chúa Giê-xu (Giăng 1:17). Từ ngữ được dịch là "ân điển" trong Tân Ước xuất phát từ một từ trong tiếng Hi Lạp charis, nghĩa là "đặc ân, phước hạnh, hay lòng tốt." Tất cả chúng ta có thể dành ơn huệ cho những người khác; nhưng khi từ "ân điển" được sử dụng trong việc kết nối với Đức Chúa Trời thì nó mang nghĩa quyền năng hơn. Ân điển là khi Chúa chọn ban phước cho chúng ta thay vì nguyền rủa khi chúng ta phạm tội. Đó chính là sự nhân từ của Ngài đối với những người không xứng đáng.
Ê-phê-sô 2:8 nói rằng "Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều này không đến từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời." Cách duy nhất để bất kì ai trong chúng ta có thể có được mối quan hệ với Đức Chúa Trời là nhờ ân điển của Ngài đối với chúng ta. Ân điển đã bắt đầu trong vườn Địa Đàng khi Đức Chúa Trời giết thú vật để che tội lỗi của A-đam và Ê-va (Sáng thế ký 3:21). Ngài có thể giết những người đầu tiên ngay lúc đó vì sự không vâng lời của họ. Nhưng thay vì tiêu diệt họ, Chúa lại chọn cách mở đường để họ trở nên ngay thẳng với Ngài. Hình mẫu ân điển ấy tiếp tục xuyên suốt trong Cựu Ước khi Đức Chúa Trời lập máu sinh tế như một cách để những người tội lỗi chuộc tội. Thật chất, máu của những con sinh tế không thể cất tội lỗi đi được, mà chính ân điển của Đức Chúa Trời đã tha tội cho những ai tin nơi Ngài (Hê-bơ-rơ 10:4, Sáng thế ký 15:6). Những người phạm tội thể hiện đức tin của họ qua việc dâng sinh tế như Chúa đã yêu cầu.
Sứ đồ Phao-lô đã mở đầu nhiều lá thư của ông bằng cụm "Cầu xin ân điển và bình an từ Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ Chúa là Đức Chúa Jesus Christ được ban cho anh em!" (Rô-ma 1:7, Ê-phê-sô 1:1, 1 Cô-rinh-tô 1:3). Đức Chúa Trời là Đấng khởi đầu của ân điển và từ Ngài tất cả nguồn ân điển khác tuôn đổ.
Đức Chúa Trời bày tỏ cả lòng thương xót và ân điển nhưng chúng không giống nhau. Thương xót là giữ lại một hình phạt khi chúng ta đáng phải chịu; trong khi ân điển lại là ban phước cả khi chúng ta không xứng đáng. Bởi lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã chọn cách xóa bỏ món nợ tội lỗi của chúng ta bằng việc hi sinh Con toàn hảo của Ngài (Tít 3:5, 2 Cô-rinh-tô 5:21). Nhưng Ngài đi xa hơn cả lòng thương xót và mở rộng ân điển cho cả kẻ thù nghịch Ngài (Rô-ma 5:10). Ngài ban cho chúng ta sự tha tội (Hê-bơ-rơ 8:12, Ê-phê-sô 1:7), sự hòa giải (Cô-lê-se 1:19-20), sự sống sung mãn (Giăng 10:10), kho báu đời đời (Lu-ca 12:33), Thánh Linh của Ngài (Lu-ca 11:13), và một chỗ trên thiên đàng với Ngài vào cái ngày (Giăng 3:16-18; 14:2-3) mà chúng ta chấp nhận và đặt đức tin của chúng ta nơi Con Một của Ngài.
Ân điển là Đức Chúa Trời Đấng ban kho báu lớn nhất của Ngài cho những người ít xứng đáng nhất, đó là mỗi người chúng ta. Xin bạn cũng xem 2 Cô-rinh-tô 12:8-9; Hê-bơ-rô 4:16; 1 Phi-ê-rơ 5:10